Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Trần Trung Đạo: Nhìn lại chiến tranh


Trần Trung Đạo: Nhìn lại chiến tranh




Thỉnh thoảng tôi đọc trong Internet một vài lá thư có nội dung bày tỏ thái độ không đồng ý của người viết đối với số chính sách của đảng và nhà nước, được gởi ra từ trong nước. Các tác giả của những lá thư đó tuy khác nhau ở tên họ, địa chỉ, nhưng chung dưới một tên gọi là "các cựu chiến binh lão thành".
Những lá thư như thế chắc không phải được viết bằng máy vi tính hiện đại như tôi đang sử dụng mà có lẽ bằng những cây viết có ruột cao su mềm, bơm mực bằng tay được cất giữ kỹ lưỡng từ lâu lắm. Nhìn vào tên tuổi và chức vụ, tôi biết các cụ thuộc thế hệ Điện Biên và không ít là người của thời mùa thu 1945 còn lại. Địa chỉ của các cụ tuy khác nhau nhưng giống như lá thư tập thể, phần đông sống trong các khu nhà cũng có tên chung là Khu Tập Thể.
Trong suốt bảy, tám mươi năm của đời mình, các cụ sống, làm việc và được rèn luyện để thừa hành chỉ thị của cấp trên chứ không quen đặt vấn đề, các cụ tập chịu đựng đau đớn chứ không được phép rên la. Và vì thế, viết một lá thư đã là một việc khó khăn, gởi lá thư đó đến các cấp đảng và nhà nước trung ương là một can đảm chưa từng nghĩ đến và phổ biến lá thư rộng rãi ngoài quần chúng quả thật là một hành động phi thường. So với việc ôm ngọn tầm vông vót nhọn lao vào phòng tuyến thực dân trong những ngày còn trai trẻ, hành động viết lá thư gởi lên trung ương đảng ngày nay có thể còn nguy hiểm hơn nhiều. Những kẻ mà các cụ lo sợ sẽ trả thù, dèm pha, nghi kỵ không phải bọn thực dân mắt xanh, mũi lõ dễ phân biệt mà là những người cùng tổ chức, cùng đảng, cùng gọi nhau là đồng chí và ngay cả những kẻ còn thuộc hàng con cháu các cụ.
Tôi hình dung cái đêm các cụ tập trung nhau ở nhà một người nào đó trong nhóm để thảo lá thư, chắc phải bí mật, hồi hộp hơn cả giờ ra trận và xúc động hơn cả đêm cuối cùng bên cạnh vợ con trước ngày lên đường đi Lai Châu, Hà Nam, Hà Bắc không biết có ngày trở lại, của mấy chục năm về trước. Các cụ lo sợ là phải. Những kẻ mà các cụ chống đối ngày nay, không những biết rõ nơi ăn chốn ở mà còn là người quyết định các chỉ tiêu lương thực, thực phẩm, tiền hưu trí, phụ cấp nhà ở của các cụ. Những kẻ đó không những nắm quyền sinh sát cho đoạn đời ngắn ngủi còn lại của các cụ mà cũng có luôn cả quyền xóa bỏ quá khứ mà các cụ vô cùng trân quý.
Tôi nghĩ đến các cụ và thương các cụ rất nhiều. Không phải sau khi đọc những lá thư được gởi từ các khu nhà tập thể, không phải sau khi đã ra được nước ngoài mà ngay cả từ thời mới lớn tại miền Nam trước 1975, hình ảnh các cụ vẫn rất đẹp trong lòng tôi. Tôi chưa bao giờ nghĩ tất cả những người Việt Nam sống bên kia sông Bến Hải là cộng sản, trái lại tin rằng ẩn khuất sau đám mây đen độc tài đảng trị đó vẫn có những tấm gương sáng của lòng yêu nước chân thành. Dân tộc nào trên thế giới cũng yêu thương và gắn bó với đất nước của họ, nhưng tôi vẫn có một niềm tin chủ quan rằng con người Việt Nam nặng lòng với quê hương đất nước nhiều hơn các giống dân khác. Bởi vì không có một đất nước nào, ở đó, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi con đường đã được gìn giữ bằng một giá đắt như ông bà chúng ta đã phải hy sinh trong suốt dòng lịch sử.
Những ngày còn ở trung học, tôi thuộc lòng bài thơ “Nhà tôi” của Yên Thao và “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Cả hai bài thơ được đăng trong tạp chí Bách Khoa ở Sài Gòn, trong đó có những câu làm tôi rơi nước mắt:
Đêm buông xuống dòng sông Đuống
- Con là ai? Con ở đâu về?
Hé một cánh liếp
- Con vào đây bốn phía tường che
Lửa đèn leo lét soi tình mẹ
Khuôn mặt bừng lên như dựng giăng
Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể
Những chuyện muôn đời không nói năng.
(“Bên kia sông Đuống”, Hoàng Cầm)
hay là:
Đêm nay tôi trở về lành lạnh
Sông sâu buồn lấp lánh sao lưa thưa
Ống quần nâu đã vá mụn giang hồ
Chắp tay súng tôi mơ về Nguyễn Huệ
Làng tôi đấy bên trại thù quạnh quẽ
Nằm im lìm như một nắm mồ ma
Có còn không! Em hỡi một mẹ già?
Những người thân yêu khóc buổi tôi xa.
(“Nhà tôi”, Yên Thao)
Tôi thường tự nhủ, nếu được sinh ra cùng thời với các cụ và có đủ can đảm, con đường đẹp nhất mà tôi chọn có lẽ cũng là con đường mà các cụ đã đi:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
(“Đất nước”, Nguyễn Đình Thi)
Sau 1975, nghe bài hát “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý viết trong thời chống Pháp, tôi cũng vô cùng cảm động:"Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo, người mẹ nghèo trong áo rách, áo rách nên thương, áo rách nên thương, các con ra đi đã mấy chiến trường, mang theo cả tình thương của mẹ."  Trong hình ảnh nghèo nàn, đau xót đó đã toát lên một vẻ đẹp thiêng liêng của tình mẹ và tình đất nước.

Ba người Việt trong "100 anh hùng thông tin"


Ba người Việt trong "100 anh hùng thông tin"




image


Ba người Việt được Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới vinh danh trong "100 ANH HÙNG THÔNG TIN" (100 Héros de l'Information) trên thế giới: Linh mục Lê Ngọc Thanh, ông Phạm Chí Dũng và ông Trương Duy Nhất.


image


Nhân ngày Báo Chí Thế Giới 2014, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières), trụ sở đặt tại Paris vừa công bố danh trên, để cám ơn và vinh danh, không những 100 người nói trên, nhưng tất cả các nhà báo, chuyên nghiệp hay không, đã soi sáng thế giới và tường trình sự thực dưới mọi khía canh. Theo Phóng viên Không Biên Giới, cuộc tranh đấu cho tự do ngôn luận thể hiện qua sự ủng hộ tích cực những nhà báo bị đàn áp và vinh danh những khuôn mặt có thể làm gương mẫu. Những "anh hùng thông tin" là nguồn khích lệ cho tất cả những người khao khát tự do. Không có sự can đảm của họ, sẽ không có tự do, trong đó có tự do ngôn luận.


image


Thông cáo của Phóng Viên Không Biên Giới cho biết Linh mục Lê Ngọc Thanh, với những bài viết trong bản tin Dòng Chúa Cứu Thế đã khiến ông bị nhà nước làm khó dễ từ 1990. Năm 2012, linh mục bị bắt khi ông tới Bạc Liêu chứng kiến vụ bà mẹ của blogger Tạ Phong Tần tự thiêu để phản đối phiên tòa xử con gái bà. Năm 2013, ông lại bị bắt khi tham dự cuộc biểu tình ủng hộ Đinh Nhật Uy. Linh mục Thanh bị công an theo dõi thường trực, bị cấm tường trình những vi phạm quyền làm người mà ông là nhân chứng.


NGUYỄN HƯNG QUỐC - NHẮC NHAU, NGÀY 30 THÁNG TƯ


NGUYỄN HƯNG QUỐC - NHẮC NHAU, NGÀY 30 THÁNG TƯ






Nhân ngày 30 tháng 4, tôi nghĩ, cần nhắc nhau một số điểm:

Thứ nhất, cuộc chiến tranh Nam Bắc kéo dài suốt 20 năm đã thuộc về quá khứ. Ở khía cạnh này, đó là một điều may mắn: Nó đã chấm dứt. Chấm dứt hẳn. Chấm dứt được 39 năm rồi. Ý thức về sự may mắn ấy cũng đồng thời là một cảnh báo: Đừng bao giờ lặp lại điều ấy một lần nữa: Xương máu nhân dân không thể lấy làm đồ chơi!

Thứ hai, cuộc chiến đấu mới hiện nay – nếu muốn gọi là “chiến đấu” - là một cuộc chiến đấu KHÁC chứ không phải là một sự nối dài của cuộc chiến tranh cũ. Mâu thuẫn hiện nay không phải là mâu thuẫn giữa miền Nam và miền Bắc mà là mâu thuẫn giữa chính quyền độc đảng độc tài và dân chúng ở cả hai miền nói chung. Mục tiêu của cuộc chiến đấu ấy không phải là phục thù mà là để thực hiện công lý. Lý tưởng của nó không phải để khôi phục lại Việt Nam Cộng Hoà - vốn, nếu so sánh với miền Bắc, tương đối khá hơn về rất nhiều phương diện, nhưng còn lâu lắm mới có thể được gọi là hoàn hảo - mà là tự do và dân chủ cho mọi người. Nhưng tự do và dân chủ chỉ tồn tại và có ý nghĩa với một điều kiện: Không loại trừ bất cứ ai. Trong kho từ vựng của tự do và dân chủ không có chữ TIÊU DIỆT. Mọi người, bất kể quá khứ và quan điểm như thế nào, đều có QUYỂN tồn tại trong nền cộng hòa của tự do và dân chủ. Những tranh chấp, nếu có, giữa người này và người khác chỉ có thể được giải quyết bằng một trong hai hoặc cả hai cách: tranh luận và pháp lý.


Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Dân biểu Mỹ đáp trả sự chỉ trích của báo chí Việt Nam


Dân biểu Mỹ đáp trả sự chỉ trích của báo chí Việt Nam






Dân biểu Mỹ Loretta Sanchez.
Dân biểu Mỹ Loretta Sanchez.


Một nữ dân biểu Hoa Kỳ mới lên tiếng hồi đáp sau khi một tờ báo ở trong nước viết rằng buổi điều trần về tự do báo chí tại Việt Nam ở Quốc hội Mỹ do bà đồng tổ chức là ‘một chiều’, ‘thiếu khách quan’ và ‘ẩn chứa nhiều ý đồ xấu’.


Trao đổi với VOA Việt Ngữ tối 28/4, bà Loretta Sanchez cho rằng chính phía Việt Nam ‘phải cải thiện để có một hệ thống báo chí cởi mở, không chỉ có tình trạng báo chí một chiều do chính phủ kiểm soát’.


“Điều mà họ không lắng nghe, và những người
dân Việt Nam không có cơ hội được lắng nghe,
đó là những quan điểm và ý kiến trái chiều. Theo
ý kiến của tôi, việc chính phủ Việt Nam không cho
phép truyền thông độc lập hay báo chí tư nhân hoạt
động ở Việt Nam mới chính là một chiều.”
Dân biểu Sanchez.


Bà Sanchez lên tiếng như vậy sau khi tờ Quân Đội Nhân dân đăng bài viết chỉ trích buổi điều trần nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới cũng như gọi bà là ‘nghị sĩ diều hâu, thường đưa ra những ý kiến rất chủ quan, phiến diện về dân chủ, nhân quyền Việt Nam và nhiều nước khác’.


Tờ báo do nhà nước kiểm soát viết, VOA xin trích: “Nếu thực sự vì tự do báo chí đích thực, các dân biểu Hoa Kỳ phải hướng tới những kênh thông tin đa chiều, có cơ sở như từ các cơ quan báo chí, các nhà báo, các cuộc khảo sát độc lập…”


Trả lời về việc này, nữ dân biểu cho biết:


“Đầu tiên tôi phải nói rằng, chủ đề của buổi điều trần đó là về tự do báo chí ở Việt Nam. Chúng tôi đã biết ý kiến của phía chính phủ [Việt Nam] vì tất cả đã được đăng tải, được phát sóng trên truyền hình, trên báo đài ở Việt Nam. Chúng tôi đã biết những gì họ sẽ nói. Điều mà họ không lắng nghe, và những người dân Việt Nam không có cơ hội được lắng nghe, đó là những quan điểm và ý kiến trái chiều. Theo ý kiến của tôi, việc chính phủ Việt Nam không cho phép truyền thông độc lập hay báo chí tư nhân hoạt động ở Việt Nam mới chính là một chiều”.


Theo thông báo, tham gia cuộc điều trần ngày hôm nay có các blogger cũng như các phóng viên độc lập từ Việt Nam như blogger Nguyễn Tường Thụy và nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi.


Ngoài ra, còn có các diễn giả từ các tổ chức cổ súy tự do thông tin như Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế và tổ chức Việt Tân.


Tờ Quân đội Nhân dân viết rằng những người tổ chức cuộc điều trần “chỉ đặt ra một vế “truyền thông tự do”, mà tách rời “nhà nước pháp quyền”, đồng thời cũng quên luôn “báo chí chuyên nghiệp” khi các diễn giả được họ mời gọi thực chất không phải là các nhà báo”.


Khi được hỏi lý do không mời các nhà báo đang làm việc trong các cơ quan báo chí nhà nước ở Việt Nam, bà Sanchez cho biết:


“Hàng ngày, chúng tôi đã biết và đã đọc những gì các phóng viên đó viết. Tôi muốn thách chính phủ Việt Nam tổ chức một sự kiện như chúng tôi sẽ làm ngày hôm nay ở Việt Nam, và mời các phóng viên cả của nhà nước lẫn phóng viên độc lập cùng với các blogger để cho họ thảo luận các quan ngại của mình. Theo ý kiến của tôi, đó sẽ là một hành động có ích mà chính phủ Việt Nam cần làm”.


Bà Sanchez cho biết, tại buổi điều trần, bà sẽ ‘lắng nghe ý kiến về những gì xảy ra tại Việt Nam, nhất là đối với các blogger và các phóng viên độc lập’.



“Tôi hy vọng là họ [chính phủ Việt Nam] sẽ lắng nghe
cuộc đối thoại của chúng tôi ở đây, và tiến hành những
cải tổ hiện hữu, nhất là liên quan tới việc thiếu sự minh
bạch và thiếu nền báo chí cởi mở.”
Dân biểu Loretta Sanchez.


Nguyễn Ngọc Chính - Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Chợ trời


Nguyễn Ngọc Chính - Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Chợ trời




- Mại dô… Mại dô… Đồng hồ mười hai trụ đèn, không người lái, hai cửa sổ… Xem thử đi các đồng chí… Cái đồng hồ này đáng giá cả một gia tài, nhưng bây giờ chỉ bán với giá ủng hộ…

- Chụp ảnh lấy liền chỉ mất 30 giây bằng máy Polaroid tối tân của Mỹ… Chụp đầy đủ cả bộ Đạp-Đổng-Đài để làm kỷ niệm… Chỉ còn một ít giấy ảnh, chụp ngay kẻo hết... Giá chỉ một ngàn đồng Ngụy một tấm…

Vài chú bộ đội tần ngần dừng chân đứng lại, một chú thắc mắc:

- Chụp 30 giây là thế nào?

- Chỉ sau 30 giây là đồng chí có một tấm ảnh bên cạnh xe đạp, đồng hồ đeo trên tay và radio đeo bên nách… Chụp đi đồng chí rồi gửi về Bắc làm kỷ niệm, chỉ mất có 1 đồng tiền mới, không có tiền mới thì trả tiền Ngụy cũng được!

‘Đạo cụ’ của anh thợ chụp hình gồm chiếc xe đạp, cái vỏ radio bằng da và nếu người chụp không có đồng hồ anh ta sẵn sàng cho mượn để thực hiện một bộ sưu tập Đạp-Đổng-Đài như quảng cáo.

Mặt hàng ăn khách nhất ở chợ trời là 3 món Đạp, Đổng, Đài, được đánh giá là ‘đỉnh cao’ của sự sung túc theo tiêu chuẩn người miền Bắc. Đồng hồ họ thích loại có ‘cửa sổ’, một cửa sổ thì có ngày, hai cửa sổ thì có cả ngày lẫn thứ nhưng không biết họ có hiểu những chữ Mon, Tue, Wed... hay không.

Radio thì ở miền Nam hầu như gia đình nào cũng có, nào là Sony, National, Zenith... có đủ cả AM lẫn FM. Tình thế đã thay đổi nên nhu cầu nghe radio không còn cần thiết, cách tốt nhất là đem ra chợ trời bán lấy tiền mua gạo. Xe đạp thì Sài Gòn cũng không hiếm và chạy đầy đường, kiểu cách thì đa dạng không như xe Phượng Hoàng của Trung Quốc vốn lâu nay làm chúa đường phố Hà Nội.

Chú bộ đội hóng chuyện dân chợ trời


Chợ trời là ‘nền kinh tế mới nổi’ trong thời kỳ Sài Gòn vừa đổi chủ. Chợ trời, ve chai, lạc soong nở rộ khắp hang cùng ngõ hẻm. Bụng đói nên mọi người phải ra đường kiếm kế mưu sinh. Trong hàng ngũ dân chợ trời, những người chân chính kiếm sống gồm đủ thành phần. Người ta đồn ca sĩ Thái Thanh đi bán xôi ở khu vườn hoa Công lý, nhạc sĩ Hoài Bắc (Phạm Đình Chương) ra chợ trời Sài Gòn. Thế là gần như ban Thăng Long xuống đường hợp ca bản… chợ trời!

Nhà văn Nguyễn Thụy Long với tác phẩm nổi tiếng Loan Mắt Nhung vốn hiền lành là thế nhưng cũng phải chạy chợ trời để nuôi con khi bị vợ bỏ. Nguyễn Thụy Long tâm sự: “Ra chợ trời có nhiều mánh kiếm ăn nhưng tôi chẳng được ‘quý phái’ như nhiều tay chợ trời khác. Như ký giả Hồng Dương buôn bán vàng ở chợ Lê Thánh Tôn, vải vóc, quần áo cũ hay sách báo lậu, môi giới ăn hoa hồng. Tôi cũng là dân chợ trời nhưng mua đi bán lại vài ba cái bù loong dỉ nên rất là đói rách…”

Nhà giáo vì ‘mất dậy’, ‘vô lương’ nên phải đứng chợ trời. Công chức mất sở làm phải ra chợ trời còn sĩ quan ‘ngụy’ bận đi cải tạo... Từ xưa, trong mắt số đông người miền Nam, chợ trời đồng nghĩa với sự lừa đảo, dối trá, ma lanh, láu cá. ‘Dân chợ trời’ là một cụm từ miệt thị chỉ những tay mua bán theo cơ hội, thời cơ nhưng trong thời điêu linh, Sài Gòn biến thành một chợ trời khổng lồ, trong đó đủ các thành phần xã hội, thượng vàng hạ cám. Tất cả chỉ vì miếng ăn, có cái tọng vào họng là được, bất kể sang hèn.

Chợ trời là một hiện tượng nở rộ tại Sài Gòn trong thời điêu linh, kể từ sau 30/4/1975. Về mặt kinh tế, những nơi nào có nhu cầu mua-bán thì ở đó có chợ trời. Tuy nhiên, xét cho cùng, chợ trời thời điêu linh là một hình thức tự phát khi nhu cầu của người miền Nam cần bán những mặt hàng được coi là không còn cần thiết trong tình hình mới gặp nhu cầu của người mua là những người đến từ phương Bắc, họ săn nhặt những mặt hàng lạ còn sót lại từ thế giới tư bản niền Nam.

Bước vào khu vục chợ trời, bạn sẽ được chào đón bằng câu: ‘Có gì bán không anh?’. Nhiều người tỏ vẻ bất bình trước câu hỏi sỗ sàng đó, có người lại trả đũa một cách khó chịu: ‘Tôi bán tôi, anh có mua không?’. Sau này, không ngờ câu hỏi cay cú đó lại được sử dụng ở các chợ người, hay còn gọi là ‘chợ lao động’.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

“Chỗ ở sang trọng và tự do học thuật”


“Chỗ ở sang trọng và tự do học thuật”



Vũ Quí Hạo Nhiên
Viết cho BBC từ Little Saigon, California
Cập nhật: 11:46 GMT - thứ hai, 28 tháng 4, 2014  



Từ sau Villa Aurora nhìn xuống triền đồi, qua khỏi đó là trời xanh biển xanh gần như cùng màu



Chỗ ở mới của Đoan Trang, một nhà báo và blogger có khả năng viết khỏe, viết sâu sắc, bằng cả hai thứ tiếng Việt và Anh, tự dưng đùng một cái trở thành đề tài bàn tán trên mạng.


Dường như có hai lý do cho sự xôn xao này. Một là vì nơi ở của cô trên vùng Pacific Palisades ở miền Nam California quá khang trang.


Vùng Palisades là một khu sang của Los Angeles, nơi nhiều tài tử Hollywood sinh sống, như Nicole Kidman, vợ chồng Ben Affleck/Jennifer Garner, vợ chồng Tom Hanks/Rita Wilson. Hai vợ chồng Arnold Schwarzenegger và Maria Shriver cũng có thời ở đây.


'Sang trọng'



Villa Aurora, chỗ ở của Đoan Trang là một tòa nhà to như lâu đài, nằm trên triền đồi sát biển nhìn ra Thái Bình Dương.


Tầng trên cùng của tòa nhà nằm trên đỉnh đồi, cửa vào phía trên đấy. Phòng khách rộng mênh mông, khắp nơi kê tủ sách. Có cây piano, từ bên Đức mang qua, làm từ thời mà các phím trắng còn làm bằng ngà voi thật.


Đông Đức từng in tem có chân dung Lion Feuchtwanger


Phía sau vườn, nhìn xuống chân đồi là cây xanh bao bọc những biệt thự làng giếng, rồi xa hơn nữa là biển Nam Cali, mỗi buổi chiều mặt trời lặn đẹp không thể tưởng.


Người Việt Nam mình vốn nghèo, sống khổ quen rồi, tự nhiên thấy một người mới hôm trước vật chất còn chật vật bỗng hôm sau sống trong một ngôi biệt thự như vậy -- dù chỉ là khách mời dài hạn, cũng đủ làm người ta bàn tán.


Và bên trong những lời bàn tán ấy tất nhiên là có sự dèm pha. Rằng đấu tranh để được hưởng. Rằng ham tiền đô la. Những lời quen thuộc.


Nhưng một lý do khác khiến nhiều người tò mò, là làm sao Đoan Trang lại đến đó.
Cô đến đây trong một chương trình “fellowship” - một dạng nghiên cứu - của quỹ học bổng Villa Aurora, liên kết với đại học University of Southern California (USC).


Những lời đàm tiếu cũng dựa vào đấy để gọi đây là “tiền đế quốc” hay một thứ âm mưu đen tối của bàn tay lông lá nào đấy.

Ngày Tri ân thương phế binh: “Chúng tôi không bị bỏ quên”



Ngày Tri ân thương phế binh: “Chúng tôi không bị bỏ quên”




VRNs (28.4.2014) – Sài Gòn - Vào lúc 8 giờ, ngày 28.04.2014, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Tu viện DCCT Sài Gòn (38 Kỳ Đồng, Quận 3 – Sài Gòn) đã tổ chức ngày “Tri Ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa” cho khoảng 440 (danh sách chính thức 421) thương phế binh (TPB) VNCH.

Ngoài hơn 400 thương phế binh, buổi tri ân còn có sự hiện diện của cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên và Chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG Sài Gòn, Quý vị Chức sắc trong Hội đồng liên tôn, người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu và những người yêu mến Công lý và Hòa bình…

Khai mạc ngày tri ân, cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành chia sẻ: “Quý TPB đã lớn lên trong chiến tranh và bị mất mát rất nhiều trong thời chiến. Những người bạn của tôi đã nằm xuống hoặc có những người bạn cũng khuyết tật như các anh. Gần 40 năm qua không phải chúng ta quên nhau nhưng hoàn cảnh đã không cho chúng ta có thể được gặp nhau. Người ta bảo rằng, tuổi chúng mình hay nghĩ về quá khứ, điều này không sai. Tất cả những gì của quá khứ, tuổi trẻ, đau thương, mất mát luôn ở mãi trong tâm hồn và trong cuộc đời mỗi người. Nhưng ngày hôm nay, Giáo hội Công giáo mừng ngày Đại lễ Chúa Phục Sinh, Chúa Giêsu đã đi qua đau khổ và cái chết, và Chúa đã phục sinh. Nơi thân xác Phục sinh của Chúa vẫn còn đó những dấu đinh, những vết hằn của đau khổ nhưng Ngài đã Phục sinh và mang niềm vui, niềm hạnh phúc và sự sống vĩnh cửu đến cho nhân loại. Chúng tôi tổ chức ngày Đại lễ Phục sinh này như muốn chuyển đến các anh sứ điệp ấy. Chúng ta không thể xóa những ký ức của mình, nhưng hôm nay chúng ta gặp nhau trong niềm vui, hạnh phúc và bình an.”


Nhiều ông thương phế binh có mặt từ rất sớm
Nhiều ông thương phế binh có mặt từ rất sớm


Tình nguyện viên giúp đỡ quý ông từ khu vực để xe vào trong sân tham dự Ngày tri ân
Tình nguyện viên giúp đỡ quý ông từ khu vực để xe vào trong sân
tham dự Ngày tri ân


Khu vực sân Hiệp nhất, quý ông ngồi uống nước, trao đổi với nhau về kỷ niệm xưa
Khu vực sân Hiệp nhất, quý ông ngồi uống nước, trao đổi với nhau
về kỷ niệm xưa


Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành chia sẻ với quý ông thương phế binh
Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành chia sẻ với quý ông thương phế binh


Trong suốt 40 năm qua, quý TPB VNCH đã sống trong sự đau khổ và trong sự lãng quên, dĩ nhiên không phải tất cả mọi người nhưng một ít nào đó trong xã hội đã lãng quên họ. Dù bối cảnh xã hội này thế nào đi chăng nữa, thì tự đáy lòng họ rất tự hào là quân lực VNCH. Ông Tâm xúc động: “Tôi là TBP VNCH. Ba mươi mấy năm chúng tôi sống bên lề xã hội, nay được Dòng Chúa Cứu Thế và các ân nhân giúp cho chúng tôi hội tụ được gặp gỡ nhau. Tôi rất cảm động vì không ai nhớ chúng tôi mà quý vị lại nhớ đến chúng tôi, [vì thế] chúng tôi không bị bỏ quên. Tôi mong nhà nước đừng phân biệt [đối xử chúng tôi] và hãy nhớ rằng chúng tôi đã hy sinh một phần thân thể cho đất nước này. Tôi tự hào là một người lính VNCH.”

Suốt hơn 40 năm, Quý TPB sống trong sự què cụt, đui mù… nhưng họ vẫn vươn lên, để tiếp tục sống, không phải sống trong những ngày tháng dài đằng đẵng vô nghĩa nhưng họ đã xây dựng cho chính bản thân, cho gia đình họ trong những công việc hằng ngày như bán vé số, chạy xe ôm… để tìm kiếm mưu sinh. Một ý chí, một nghị lực sống trong một xã hội tưởng chừng như bị bỏ quên.

Điều này làm cho ông JB Nguyễn Hữu Cầu, người tù thế kỷ nhận định rằng, những ngày tháng ông sống trong tù không đáng gì so với những ngày tháng bạn bè ông, Quý TPB què cụt ấy đã bươn trải ngoài xã hội và ông khẳng định, họ không ăn bám xã hội. Ông JB Nguyễn Hữu Cầu nghẹn ngào nói: “Tôi ở tù 32 năm và 5 năm cải tạo. Sự nhục nhằn khốn khổ của tôi đôi khi tôi thấy nó lớn lao lắm. Bạn bè của tôi đã mất một phần thân thể hoặc vĩnh viễn thì ba mươi mấy năm tù của tôi mà thân xác tôi còn lằn lặn, thì so với mấy anh tôi là đàn thấp, đàn dưới vì những sự hy sinh của các anh. Chúng ta phải gạt bỏ tất cả để đến với nhau. Và chúng ta là những người còn sống ở hai phía phải kính phục những người TPB bất kể Miền Bắc hay Miền Nam vì họ đã bỏ thân xác vì đất nước này, nên chúng ta không được phân biệt đó là lính cộng sản hay lính quốc gia gì hết. Những người bạn của tôi bị cụt chân hay cụt tay không có ăn bám xã hội và đã đi bán từng tờ vé số, không tham ô tham nhũng… Dù cụt chân cụt tay nhưng những người bạn TPB của tôi vẫn ngẩng mặt nhìn trời vì tin có Đấng thiêng liêng phù hộ cho họ nên họ vững chắc [để] sống.”

Dù Quý TPB bị què cụt về thân xác nhưng các ông vẫn bước đi những bước chân hết sức vững chãi. Giọng nói của các ông vẫn dõng dạc và sang sảng khi cha Antôn Lê Ngọc Thanh mời từng người giới thiệu về tên, số quân, số KBC, binh chủng, trận đánh bị thương ngày tháng năm… Những chất giọng đầy cương quyết ấy khẳng định họ đã theo đuổi một lý tưởng đẹp phục vụ cho Tổ quốc, cho nhân dân.

Ngài Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, thuộc đạo Cao Đài chân truyền tòa thánh Tây Ninh nhấn mạnh đến công lao hy sinh của Quý TPB VNCH. Ngài Chánh trị sự Kim Lân nói: “Sự hy sinh của quý ông TPB không bao giờ quên lãng trong quá khứ. Sự hy sinh này sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Vì đó là sự hy sinh chánh nghĩa [được] đặt trên nền tảng nhân bản, công lý và tinh thần cao thượng. Sự hy sinh của quý ông cho đất nước, cho dân tộc sẽ được lịch sử tôn vinh, vinh danh và sẽ đặt trong một vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc VN.”

Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa tiếp lời: “Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã mấy ngàn năm. Dầu ở chế độ nào chúng ta cũng phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn vì đã thấm nhuần trong truyền thống đạo đức của dân tộc, và biết quý trọng bậc đàn anh, chú bác đã hy sinh một phần xương máu để gìn giữ đất nước cho dân tộc, cho Tổ Quốc.”

Trong tâm tình đó, ông Vũ Văn Phi từ Lâm Đồng vào Sài Gòn tham dự ngày Tri ân Quý TPB, ước ao: “Sau 39 năm, tôi ước ao nhà nước đừng chia rẽ lính VNCH và bộ đội vì chúng ta là công dân VN.”

Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên và Chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bộc bạch: “Chúng tôi tổ chức [buổi kỷ niệm này] làm cho nhiều người không thích. Họ chính trị hóa việc bác ái, lòng chia sẻ này nhưng chúng tôi không ngại và không sợ bị hiểu lầm, vì tôn chỉ của Dòng Chúa Cứu Thế là loan báo Tin mừng cho người nghèo, người bị bỏ rơi và loại trừ. Chúng tôi nghĩ, Quý TPB là những người đã bị bỏ rơi và bị loại trừ trong suốt gần 40 năm qua, bị bỏ rơi về mọi phương diện nên chúng tôi có bổn phận loan báo Tin Mừng, đem niềm vui, niềm an ủi đến cho quý TPB. Chúng tôi chỉ có tấm lòng, còn việc đóng góp của những người có lòng hảo tâm quan tâm đến số phận của quý TPB.”

Huỳnh Công Thuận - Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam


Huỳnh Công Thuận - Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam





Lễ tưởng niệm trước di cốt Tướng Nguyễn Khoa Nam



Huỳnh Công Thuận - Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẫn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.

Là một quân nhân sống trong trại độc thân trong một đơn vị tại Cần Thơ. Tôi còn nhớ tối 30/4/75 Tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó) tự sát được gia đình đưa về quê an táng (nghe nói hình như là Bạc Liêu?). Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, tôi có mặt trong đơn vị để chờ phía bên kia đến bàn giao theo lệnh cấp trên, sáng hôm đó Hạ sĩ nhất Từ Văn Khá, vào đơn vị cho biết khi đi ngang nghĩa trang quân đội Cần Thơ thấy đang an táng ai đó. Nghĩa trang quân đội Cần Thơ nằm trong con lộ 19, ngang xéo nhà Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đầu đường là đơn vị chung sự, khi đến nơi mới biết là Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân Đoàn vừa tuẫn tiết lúc sáng sớm ngày 1/5/1975.

Thời gian vật đổi sao dời, mãi đến gần đây nghe tin di cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam được gởi trong một ngôi chùa ở Sài Gòn, chúng tôi tìm đến thì thấy là đúng. Cuối cùng chúng tôi những người lính thất lạc hàng ngũ đã gặp được di cốt của người sau gần 40 năm bặt tin.


Nhân những ngày cuối tháng 4 năm nay, năm 2014, với sự cố gắng chúng tôi những cựu quân nhân QLVNCH đã thực hiện một buổi lễ tưởng niệm Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam trước di cốt của người tại Sài Gòn trong không khí trang nghiêm và thân tình. Anh em chúng tôi mặc sắc phục đại diện tất cả các binh chủng kể cả binh chủng nữ quân nhân…

Đặc biệt trong buổi tưởng niệm có sự góp mặt của “người tù thế kỷ” cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu (SQ khóa 4/68 Thủ Đức) sau 37 năm tù đày vừa mới được nhà cầm quyền CS trả tự do vào cuối tháng trước, tháng 3 năm 2014. Và đặc biệt có sự góp mặt của “Nhạc sĩ đường phố” Tạ Trí Hải với bản chiêu hồn tử sĩ…

Tên Thứ trưởng lưu manh Nguyễn Thanh Sơn cho Việt kiều hải ngoại ăn cháo lú bị loạn ngôn trên báo Pháp Luật.


Tên Thứ trưởng lưu manh Nguyễn Thanh Sơn cho Việt kiều hải ngoại ăn cháo lú bị loạn ngôn trên báo Pháp Luật VC.


Kiều bào viếng nghĩa trang nhân dân Bình An: Đối diện với sự thật, chúng tôi thấy xấu hổ.


Thứ Hai, ngày 28/4/2014 - 03:00



Trước đó, đoàn kiều bào đã đi thăm Trường Sa và tổ chức lễ cầu siêu tưởng niệm các thế hệ người VN đã   hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.


Trưa 27-4, đoàn các kiều bào đi thăm quần đảo Trường Sa và tổ chức lễ cầu siêu tưởng niệm các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh thân mình bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và đồng bào ta, bạn bè quốc tế tử nạn trên biển, đã trở về lại TP.HCM. Ngay trong chiều 27-4, đoàn công tác đã đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ Bình Dương và Nghĩa trang nhân dân Bình An (nghĩa trang quân đội Biên Hòa thời Việt Nam Cộng hòa).


Khi vào đến Nghĩa trang liệt sĩ Bình Dương, ông Nguyễn Ngọc Lập, nguyên thiếu úy thủy quân lục chiến quân đội Việt Nam Cộng hòa (Việt kiều California) và nhiều đại biểu đã thành kính thắp nhang tại bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sĩ.


Sau đó, các đại biểu đi thăm những ngôi mộ của những người lính cộng hòa nằm nghỉ tại Nghĩa trang nhân dân Bình An. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, trưởng đoàn công tác, đã cùng đoàn đại biểu đã đến viếng nhiều ngôi mộ. Trong đó có những bia mộ có hình ảnh người đã khuất, lúc sinh thời mặc quân phục Việt Nam Cộng hòa. Ông Sơn chỉ vào một ngôi mộ và nói: “Đây là ngôi mộ các anh làm từ năm 1975, người dân đã quét vôi lại cho các anh”. Chỉ vào tấm bia mộ cũ mang tên hạ sĩ Hà Hữu Lộc, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 43, Sư đoàn 78, ông Sơn tiếp: “Bia mộ vẫn còn nguyên phiên hiệu, đơn vị…Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống cộng, nói rằng cộng sản không làm gì cho nghĩa trang. Trong khi đồng đội quý vị nằm đây, một cent quý vị cũng không đóng góp. Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không?”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn (thứ hai từ phải sang) và các kiều bào thăm mộ ở Nghĩa trang Bình An. Ảnh: ™


“Đồng đội của ông Nguyễn Ngọc Lập đây, phần mộ còn nguyên. Chúng tôi trân trọng và để lại tất cả những gì còn trước năm 1975. Nếu nhân dân không tôn trọng, không lấy nghĩa đồng bào, nghĩa tử là nghĩa tận… thì làm gì còn mộ như thế này. Các vị cứ nói cộng sản tàn phá trong khi nghĩa trang thì còn nguyên mộ. 40 năm nay nếu không có nhân dân địa phương chăm sóc, vun đắp thì mộ có còn không? 40 năm nay tấm bia này vẫn nguyên vẹn nằm đây, có ai phá phách không? Quý vị ra hỏi người dân đang làm mộ ngoài kia, có ai phá họ không?”.


Trước những câu hỏi dồn dập của thứ trưởng, ông Nguyễn Ngọc Lập, nguyên thiếu úy thủy quân lục chiến quân đội Việt Nam Cộng hòa (Việt kiều California), mới lên tiếng: “Từ đầu đến cuối tôi im lặng vì tôi xấu hổ. Chúng tôi cảm thấy đau lòng và nhục nhã. Chúng tôi xin đồng bào mỗi khi đi về Việt Nam thì chỉ cần mỗi người một đôla là đủ xây mộ cho nơi này rồi. Hôm nay tôi không phải đến đây để đối thoại mà chúng tôi đến để đối diện với sự thật. Chúng tôi cảm thấy xấu hổ”.


Thứ trưởng Sơn tiếp lời: “Quý vị có thấy một sự thật là những ngôi mộ có thân nhân chăm sóc thì xây rất đẹp đẽ khang trang. Những ngôi mộ được xây từ trước năm 1975 đến giờ vẫn giữ nguyên. Tất cả ngôi mộ không có thân nhân chăm sóc đều được ban quản lý nghĩa trang đắp lại hằng năm không để lún sụt. Mộ vẫn được đắp lại, hương vẫn được thắp vì còn dấu tích chân nhang… . Quý vị hãy dũng cảm nhìn vào sự thật để thấy rằng những người nằm đây đã bị chính đồng đội của họ lãng quên chứ nhân dân địa phương không quên họ”.